Bệnh bạch biến có nguy hiểm không, cách nào để chữa?

Bệnh bạch biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, gây ảnh hưởng về thẩm mỹ, tâm lý và làm giảm chất lượng cuộc sống. Liệu bệnh bạch biến có tự khỏi được không? Phải điều trị như thế nào?


Trước hết cần khẳng định bệnh bạch biến và bệnh bạch tạng không phải là một mặc dù có thể có điểm tương đồng về biểu hiện bệnh.

Bạn đang xem: Bệnh bạch biến có nguy hiểm không, cách nào để chữa?

Bệnh bạch biến là gì?

Bệnh bạch biến là một tổn thương mất tế bào sắc tố da dẫn đến vùng da bị giảm sắc tố, mất màu từng mảng với nhiều kích cỡ khác nhau. Dễ dàng phân biệt rõ khu vực da bị bạch biến so với những vùng còn lại của cơ thể, lông và tóc trên vùng da này có thể cũng bạc theo.

*

Bệnh bạch biến có khả năng xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi giới. Lứa tuổi thường gặp nhất là từ 10-30, hơn 50% xảy ra trước 20 tuổi và có thể gặp bệnh bạch biến ở trẻ em. Theo quan sát thấy được rằng bệnh xuất hiện nhiều hơn ở những nước nhiệt đới và trên những người da màu.

Nguyên nhân bệnh bạch biến

Tìm hiểu bệnh bạch biến là bệnh gì nhiều người cũng thắc mắc nguyên nhân tại sao mắc bệnh. Bệnh bạch biến xảy ra do sự giảm số lượng và chất lượng của các tế bào sắc tố da ở vùng da bị bệnh.

Thông thường, các tế bào sắc tố có nhiệm vụ sản xuất ra các hạt melanin là sắc tố tạo nên màu của da. Khi bị bệnh bạch biến, các tế bào sắc tố sụt giảm về số lượng hoặc đôi khi số lượng tế bào không thay đổi nhưng nhiệm vụ sản xuất sắc tố không hiệu quả dẫn đến tạo ra ít các hạt sắc tố hơn. Hậu quả là một vài vùng da bị nhạt màu hơn so với những vùng còn lại của cơ thể.

*

Hiện nay, vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân khiến cho số lượng và chất lượng tế bào sắc tố bị suy giảm. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy một vài yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

Miễn dịch: một số người mắc các bệnh lý về tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục hay gan tụy sẽ tồn tại trong cơ thể loại kháng thể có thể tiêu hủy các tế bào sắc tố ở da

Di truyền: bệnh bạch biến có thể liên quan đến di truyền, chiếm khoảng 20%. Khi trong gia đình có thành viên mắc bệnh thì nguy cơ bạn mắc bạch biến cũng cao hơn

Nguyên nhân khác ảnh hưởng đến tế bào sắc tố da: tiếp xúc với hóa chất độc hại, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, mắc bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm siêu vi cũng được coi là nguyên nhân có thể gây nên bệnh bạch biến

Triệu chứng bệnh bạch biến

*

Bệnh bạch biến đặc trưng bởi triệu chứng là những dát, mảng trắng trên da:

- Trên da người bệnh xuất hiện những mảng trắng hoặc hơi hồng, giới hạn rõ ràng và nhạt màu hơn hẳn so với những vùng da xung quanh

- Da vùng bị bạch biến có cảm giác bình thường giống như vùng da lành, không đau, không ngứa, không có vải hay dấu hiệu bất thường nào ngoài màu sắc

- Trên vùng da bị bệnh, lông và tóc cũng có thể bị bạc màu

- Các mảng nhạt màu này rất nhạy cảm với tia cực tím của ánh nắng mặt trời. Nếu không che chắn kỹ, tại các vị trí bạch biến sẽ bị bỏng nắng.

- Vị trí xuất hiện của những mảng bạch biến là những vùng hở, phơi nhiễm với ánh sáng mặt trời như tay, chân, mặt, môi.

- Phụ thuộc vào từng thể bạch biến mà các mảng da bị đổi màu có thể xuất hiện theo cách khác nhau/

Các dạng bệnh bạch biến

Bệnh bạch biến toàn thân

Đây là dạng bệnh bạch biến thường gặp nhất. Các mảng bạch biến thường xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể và có xu hướng phân bố đối xứng hai bên.

*

Bệnh bạch biến phân đoạn

Triệu chứng bệnh thường xuất hiện chỉ ở một bên hoặc một vùng trên cơ thể, hai đoạn hay nhiều đoạn không liên tiếp nhau. Thể bệnh này có xu hướng xuất hiện ở những bệnh nhân trẻ tuổi hơn, chỉ tiến triển trong vòng 1 đến 2 năm.

Bệnh bạch biến khu trú

Khác với hai thể bệnh trên, bệnh bạch biến khu trú chỉ xảy ra ở một vài vị trí trên cơ thể.

Rất khó để dự đoán được tiến triển của bệnh. Đôi khi các mảng bạch biến sẽ tự khu trú mà không cần điều trị. Trong hầu hết các trường hợp, các mảng da mất sắc tố sẽ lan rộng ra. Bệnh tiến triển mạn tính, có những đợt nặng lên, tổn thương thường nặng lên vào mùa hè, giảm đi vào mùa đông.

*

Những ai có nguy cơ mắc bệnh bạch biến?

Như đã trình bày ở trên, bệnh bạch biến có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt lứa tuổi và giới tính. Tuy nhiên, đối tượng có nguy cơ cao hơn bao gồm:

- Những người bị stress

- Người tiếp xúc với hóa chất (phenol, thiol), chấn thương, bệnh tự miễn( rụng tóc từng mảng, thiếu máu ác tính, tiểu đường type I, viêm gan tự miễn,….)

- Người bị rám nắng hoặc cháy nắng.

Xem thêm: Chi Nhánh Ngân Hàng Techcombank Quận 5, Hồ Chí Minh, Chi Nhánh Quận 5

- Ngoài ra, người bị bệnh lý tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến thượng thận, gan,...và người trong gia đình có bố hoặc mẹ, anh chị em mắc bệnh bạch biến sẽ có nguy cơ cao hơn.

*

Bệnh bạch biến có lây không?

Bệnh bạch biến có lây không là điều nhiều người quan tâm. Bệnh bạch biến liên quan đến sự giảm số lượng hoặc chất lượng của các tế bào sắc tố bên trong cơ thể. Do đó, bệnh ngoài da này hoàn toàn không lây cho những người xung quanh, ngay cả những người tiếp xúc gần gũi với người bệnh.

Bệnh bạch biến có tự khỏi không?

Bệnh bạch biến không thể tự khỏi mà buộc cần có biện pháp can thiệp điều trị. Hiện nay, do nguyên nhân gây bệnh bạch biến, cụ thể là nguyên nhân giảm số lượng và chất lượng của các tế bào sắc tố vẫn chưa được làm rõ nên chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Việc điều trị chỉ mới dừng lại ở việc giải quyết các triệu chứng.

*

Bệnh bạch biến có nguy hiểm không?

Bệnh bạch biến là một bệnh lành tính, không lây, không có biểu hiện bất thường và không gây cản trở đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, tại một số khu vực da của bệnh nhân bị bạch biến đã bị mất sắc tố melanin nên rất dễ bị bỏng nắng, nguy cơ cao dẫn tới ung thư da nếu không có biện pháp che chắn, bảo vệ da trước tác hại của tia cực tím từ ánh nắng mặt trời.

Bên cạnh đó, bệnh bạch biến gây ra vấn đề lớn về thẩm mỹ và tâm lý. Việc xuất hiện những mảng dát, trắng trên da khiến người bệnh có tâm lý tự ti khi giao tiếp. Đặc biệt khi bệnh chưa có biện pháp chữa trị dứt điểm.

Phân biệt bệnh bạch biến và bạch tạng

Bệnh bạch biến là bệnh gây nên do một số tế bào sắc tố trong da bị hư tổn làm cho da bị mất sắc tố melanin, khiến da biến thành màu trắng hay nổi những đốm trắng.

Bệnh bạch biến khác với bệnh bạch tạng. Bệnh bạch tạng là bệnh rối loạn di truyền liên quan đến việc sản xuất ít hoặc không sản xuất sắc tố da melanin. Biểu hiện sắc tố giảm đồng đều cả trên da tóc, võng mạc.

Chẩn đoán bệnh bạch biến

Chẩn đoán bệnh bạch biến chủ yếu dựa vào việc khai thác tiền sử gia đình (xem xét yếu tố di truyền) và các bệnh nền (chẳng hạn bệnh tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục, gan, tụy gợi ý bệnh liên quan đến tự miễn)

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định để làm thêm các xét nghiệm khác như:

- Sinh thiết một mẩu da ở vùng thương tổn

- Lấy máu để tìm kiếm các nguyên nhân tự miễn bên dưới như thiếu máu hoặc đái tháo đường

Phương pháp điều trị bệnh bạch biến

Bệnh bạch biến là bệnh lý mãn tính, người bệnh chung sống bệnh suốt đời và thường xuyên phải thăm khám, điều trị tại nhà hoặc tại bệnh viện. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm, các loại thuốc chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh.

Nhóm thuốc có tác dụng tăng cảm ứng với ánh sáng toàn thân hoặc tại chỗ kết hợp với việc chiếu tia cực tím bước sóng ngắn hoặc dài tại vùng tổn thương.

Bôi thuốc Corticosteroid kết hợp với các liệu pháp trị liệu khác như laser CO2, UVB phổ hẹp, dẫn xuất vitamin D3… đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn, nhất là những trường hợp bạch biến khu trú

Thuốc uống chống nắng: người bệnh bạch biến cần bảo vệ cơ thể dưới tác động của ánh nắng mặt trời, đặc biệt là những vùng da bị giảm sắc tố. Việc chống nắng còn giúp làm giảm sự tương phản màu sắc giữa vùng da lành và da bệnh, tránh mất thẩm mỹ, cũng như tránh hiện tượng Koebner làm tổn thương da.

Trên đây là những thông tin về bệnh bạch biến giúp bạn phân biệt với bệnh bạch tạng, đồng thời nắm rõ những triệu chứng bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết đã chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích.

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/vitiligo/symptoms-causes/syc-20355912