BỆNH VIÊM MÔI HAY CHÀM MÔI

– Viêm môi (cheilitis) là tình trạng viêm của môi, giới hạn trong viền môi hoặc lan qua viền môi, diễn biến cấp hoặc mạn tính. Triệu chứng có thể gặp như đỏ, sưng, teo, nứt, đóng vảy, bong vảy với cơ năng: ngứa, đau, nóng, rát…

– Bệnh do nguyên nhân tại chỗ hoặc thứ phát sau các bênh lý toàn thân như lupus ban đỏ hệ thống, sarcoidosis, bệnh Crohn, bệnh bọng nước tự miễn, suy dinh dưỡng.

Bạn đang xem: Bệnh viêm môi hay chàm môi

2.Các bệnh lý viêm môi thường gặp

– Chàm ở môi (eczematous cheilitis) biểu hiện dát đỏ, mụn nước, đóng vảy tiết, khô, nứt, bong vảy. Nguyên nhân nội sinh như viêm da cơ địa hoặc ngoại sinh như viêm da tiếp xúc dị ứng, kích ứng. Đôi khi kết hợp của cả yếu tố nội sinh và ngoại sinh

*

– Viêm môi tiếp xúc (Contact cheilitis)

Nguyên nhân

Nguyên nhân viêm da tiếp xúc trẻ emNguyên nhân viêm da tiếp xúc người lớn
Nickel (42%), Balsam of PeruCác chất tạo mùi tổng hợpNeomycin, FormalndehydeCocamido propyl betaineCobalt diclorideMethylchloroisothiazolinonPropylene glyconBacitracin, Bronopol, Wool alcoholsSon môi, son dưỡng, thành phần chống nắng chứa benzophenoneKem đánh răng, nước súc miệng, chỉ nha khoa, tăm.Kim loại chỉnh hình nha khoa, dụng cụ âm nhạc: sáo, kèn…Thức ăn: xoài, trái cây có mùi, quế.Sơn móng tay.Nhựa latex.

Điều trị: dưỡng ẩm, tránh tiếp xúc chất nghi ngờ dị ứng, kích ứng, corticoid bôi tại chỗ nhóm tác dụng nhẹ đến trung bình (loại IV-VI) 2 lần/ngày từ 1-2 tuần, ức chế calcineurin.Để chẩn đoán bệnh cần khám tổng thể da và niêm mạc, khai thác tiền sử cá nhân, gia đình cơ địa atopy, tiền sử tiếp xúc các chất nghi ngờ dị ứng, làm patch test với dị nguyên nghi ngờ.

-Viêm môi nhiễm trùng (infective cheilitis)

Các nguyên nhân thường gặp

Virus: hay gặp do HSV (type 1 thường gặp hơn type 2), varicella zoster virus, HPV.Vi khuẩn: bắt nguồn từ các nhiễm trùng răng lợi, nhọt vùng miệng, chốc hóa sau nhiễm virus, trường hợp nặng có thể gây loét, hoại tử. Săng giang mai môi có đặc điểm loét tròn, oval, đáy cứng, viền đều, không đau.Nhiễm kí sinh trùng leishmania

*

-Viêm môi vùng mép (angular cheilitis): là tình trạng viêm môi mạn tính hoặc cấp tính.

Nguyên nhân chính: nhiễm nấm candida hoặc tụ cầu vàng, liên cầu, herpes simplex virus.

Yếu tố thuận lợi: góc môi xệ xuống gây chảy nước miếng mạn tính, răng giả kéo lệch góc môi, thiếu máu, suy giảm miễn dịch. Triệu chứng: thường song song 2 mép, ngứa, đau, bong vảy, nứt, phù nề.

Điều trị: nguyên nhân, nếu nguyên nhân do nấm candida thì dùng thuôc bôi miconazloe, clotrimazole 2 lần/ngày, 1-3 tuần, lặp lại nếu cần; nếu nguyên nhân nhiễm khuẩn dùng mupirocin, fucifin.

*

-Viêm môi ánh sáng (actinic cheilitis) có thể được xem là tổn thương loạn

sản, tiền ung thư, dày sừng ánh nắng liên quan đến thời gian tích lũy phơi nhiễm với ánh nắng . Hay gặp môi dưới nhiều hơn môi trên, môi khô, nứt nẻ, bong vảy, dày sừng liên tục, cảm giác sờ “giấy nhám”. Bệnh hay gặp vùng khí hậu nóng, khô, những người làm việc ngoài trời, type da I,II.

Các yếu tố nguy cơ như tuổi cao, giới nam, hút thuốc lá, bệnh lý nhạy cảm ánh sáng như khô da sắc tố, porphyrias, bạch tạng.

Chẩn đoán bệnh chủ yếu lâm sàng, những trường hợp loét, trợt, sùi thì cần làm mô bệnh học loại trừ ung thư biểu mô tế bào vảy.

Mô bệnh học: dày lớp gai, tăng sừng hóa, xuất hiện tế bào sừng không điển hình, thâm nhập bạch cầu lympho, tương bào, có thể kèm bạch cầu ái toan, thoái hóa sợi elastin do ánh nắng (solar elastosis).

Điều trị: tránh nắng, imiquimod, 5FU, diclofenac, liệu pháp lạnh bằng ni tơ lỏng.

*

-Actinic prurigo (sẩn ngứa do ánh nắng)

Bệnh hay gặp ở các vùng Mỹ -La tinh, người trẻ tuổi với biểu hiện nhiều nơi như da, môi, bán niêm mạc mà bản chất do phản ứng quá mẫn type IV. Điều trị: chống nắng, corticoid tại chỗ, thuốc chống sốt rét, pentophyxillin, cyclosporin A 2%, kháng histamin, PUVA.

*

-Cheilitis Granulomatosa (viêm môi dạng u hạt) Bệnh lý được biết đến là

phản ứng u hạt không nhiễm trùng, biểu hiện vùng miệng-mặt, giống phản ứng quá mẫn chậm, bệnh hay gặp một bên môi dưới, giai đoạn đầu sưng mềm, sau đó chắc, không đau, không liên quan đến ăn uống.

Xem thêm: Điểm Danh Top 12 Sản Phẩm Kem Trị Nám Tốt Nhất Cho Mọi Làn Da

Hội chứng Melkersson-Rocenthal bao gồm nứt lưỡi, liệt mặt, viêm môi dạng u hạt.

Chẩn đoán phân biệt: bệnh Crohn, bệnh sarcoidosis, phù mạch, sang chấn cắn môi.

Mô bệnh học tổn thương u hạt không hoại tử, không tì thấy vật chất ngoại lai hoặc nhiễm trùng.

Điều trị: corticoid tại chỗ hoặc tiêm nội tổn thương, nặng dùng corticoid toàn thân prednisolone 1mg/kg/ngày, kháng TNF alpha.

*

-Exfoliative Cheilitis (viêm môi bong vảy): là tình trạng viêm môi liên quan

nhiều đến sang chấn vùng môi, cắn môi, liếm môi hoặc 1 số rối loạn tâm lý.

Biểu hiện: môi khô, vảy dính, bong vảy tạo lớp dưới màu hồng, vài tiếng sau đóng vảy, bong vảy nhanh chóng.

Chẩn đoán phân biệt: viêm môi ánh sáng, viêm môi xâm nhập tương bào, viêm da quanh miệng.

Điều trị: muripucin, tacrolimus, dưỡng ẩm, rối loạn tâm lý.

*

-Viêm môi xâm nhập tương bào (plasma cell cheilitis) bệnh được mô tả lần

đầu tiên bởi Zoon năm 1952, đây là tình trạng viêm môi hiếm gặp, lành tính, tự phát, không rõ nguyên nhân đặc trưng bởi sự xâm nhập dày đặc tương bào ở trung bì nông trên mô bệnh học. Điều trị bệnh còn nhiều khó khăn, bôi corticoid tại chỗ, tiêm corticoid nội tổn thương, ức chế calcineurin, laser excimer.

*

-Cheilitis glandularis: là bệnh viêm môi mạn tính hiếm gặp liên quan đến

viêm tuyến nước bọt nhỏ của môi dưới, bệnh thường gặp người lớn tuổi, người trẻ tuổi và phụ nữ.

Lâm sàng: môi dưới sưng phồng, niêm mạc bên trong nhìn thấy các lỗ tiết nước bọt như đầu đinh ghim, cơ năng tăng cảm giác đau, dính. Nhiễm khuẩn thứ phát, hoặc một vài trường hợp ung thư biểu mô tế bào vảy có thể gặp.

Mô bệnh học: không đặc hiệu, thấy sự tăng sinh tuyến nước bọt, xâm nhập viêm bạch cầu lympho.

Điều trị: dùng corticoid bôi tại chỗ, tiêm corticoid nội tổn thương, kháng sinh trong trường hợp nhiễm trùng, phẫu thuật trong những trường hợp tổn thương lan rộng

*

-Viêm môi do thuốc gặp trong các trường hợp hồng ban đa dạng, hội chứng

Stevens Johnson, hội chứng Lyell, uống vitamin A acid.

*

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lugović-Mihić L, Pilipović K, Crnarić I, Šitum M, Duvančić T. Differential Diagnosis of Cheilitis – How to Classify Cheilitis? Acta Clin Croat. 2018 Jun;57(2):342-351.Samimi M (2016). Chelitis: diagnosis and treatment.William Ausrin C et al. (2014). Cheilitis granulomatosa: a review. Head neck pathol. 8(2); 209-213.

Bài viết: BSNT Lê Thị Hoài Thu