Mỹ Linh Chat Với Mozart

Gần đây, trong giới âm nhạc Việt Nam nổi lên vụ kiện liên quan đến đĩa nhạc “Chat với Mozart”. Cụ thể, ông Cù Huy Hà đã tố cáo nhạc sĩ Dương Thụ và ca sĩ Mỹ Linh vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ khi phát hành đĩa nhạc “Chat với Mozart” với những bản nhạc cổ điển do Dương Thụ phổ lời Việt. Ông Cù Huy Vũ kiến nghị sở Văn hóa Thông tin Hà Nội thu hồi CD này và hủy bỏ show diễn của ca sĩ Mỹ Linh.

Bạn đang xem: Mỹ linh chat với mozart

Chat với Mozart

Chat với Mozart là album phòng thu của ca sĩ Mỹ Linh được phát hành vào ngày 10 tháng 9 năm 2005. Đây là sản phẩm từ một dự án táo bạo mà Mỹ Linh đã hát nhạc cổ điển theo phong cách R&B với phần lời được viết bởi nhạc sĩ Dương Thụ. Phần hòa âm được 2 nhạc sĩ Anh Quân và Huy Tuấn phụ trách. Album cũng mời tới sự cộng tác của các nghệ sĩ trẻ hát thính phòng hàng đầu Việt Nam như Trọng Tấn, Khánh Linh, Mạnh Dũng để hát bè cũng như cố vấn chuyên môn cho các ca khúc.


Tuy nhiên, vào năm 2006, ông Vũ khởi kiện kiện album “Chat với Mozart” của ca sĩ Mỹ Linh vì cho rằng “vi phạm quyền nhân thân” các tác giả nhạc cổ điển khi đặt tên và lời tiếng Việt cho các tác phẩm của họ trong album này. Theo ông: “Nhạc người ta đang không lời, mình cải biên thành có lời là không được”, và nhạc của Mozart “là đỉnh cao của âm nhạc. Người ta đang ở “cao”, mình kéo xuống “bình dân” là phá hoại văn hóa”.

Cuộc tranh luận dựa trên pháp luật

Để có thể hiểu rõ hơn về vụ kiện, chúng ta có thể tưởng tượng đây là một cuộc debate giữa hai bên. Với bên A là ông Cù Huy Hà, bên B là ca sĩ Mỹ Linh và ekip của mình. Cuộc debate bắt đầu với lời buộc tội của ông Hà:

A: Bên bạn rõ ràng đã vi phạm quyền nhân thân khi viết lời và phổ nhạc cho các bài nhạc trong CD của mình.

B: Bên tôi xin được bác bỏ ý kiến này. Công ước Berne cũng như Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam chỉ bảo vệ quyền tác giả cho tới 50 năm sau ngày người đó qua đời. Trong khi đó, tác giả những bản nhạc trong CD của tôi đã mất cách đây mấy trăm năm rồi. Như vậy, rõ ràng là nhạc của họ không còn bản quyền gì nữa; mà đã trở thành các tác phẩm thuộc về công chúng. Hoặc có thể gọi là “hết bản quyền”.

A: Nhưng bên bạn đã quên mất một điều. Ngoài quyền kinh tế (Luật Việt Nam gọi là quyền tài sản), Luật Berne còn có quyền tinh thần (moral right) hay còn gọi là quyền nhân thân theo Luật Việt Nam. Tôi xin trích một phần Luật Berne “the author shall have the right to claim authorship of the work and to object to any distortion, mutilation or other modification of, or other derogatory action in relation to, the said work, which would be prejudicial to his honor or reputation.”

Quyền nhân thân

Ngoài ra, Luật Việt Nam cũng viết “Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

1. Đặt tên cho tác phẩm

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.”

Mặc dù Berne quy định quyền tinh thần có thời hạn bằng quyền kinh tế, tức 50 năm sau khi tác giả qua đời; nhưng Berne lại cho phép mỗi nước thành viên bảo vệ bản quyền lâu hơn nếu muốn. Mà theo Luật Việt Nam: “Quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn” (Luật VN, điều 27, khoản 1).

Như vậy, theo Luật Việt Nam quyền nhân thân phải được tôn trọng mãi mãi. Không một người Việt Nam nào được sửa đổi phóng tác, cải biên tác phẩm của những tác giả đã mất.

Xem thêm: Nội Dung Bên Nhau Trọn Đời (Nguyên Tác Cố Mạn) Của Chung Hán Lương Và Đường Yên

Lời phản biện

B: Theo luật Berne, thời hạn bảo hộ bản quyền phải tùy theo luật pháp của nơi đang xảy ra việc đòi bảo hộ. Tuy nhiên, nếu luật pháp của nước đó không có những quy định khác thì thời hạn bảo hộ sẽ không vượt quá thời hạn được quy định ở quốc gia gốc của tác phẩm. Những bản nhạc trong CD của tôi chắc chắn không phải là tác phẩm gốc Việt; do đó không thể áp dụng luật quyền nhân thân vô thời hạn của Việt Nam.

Thêm vào đó, Luật Việt Nam có ý rằng trong trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác với quy định của Luật Việt Nam thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Trong trường hợp này, giữa quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn (Luật Việt Nam) và quyền tinh thần được bảo hộ cho tới 50 năm sau ngày tác qua đời (theo Luật Berne); thì ta phải theo Luật Berne và gạt bỏ luật Việt Nam.

A: Berne cho phép Berne cho phép mỗi nước thành viên bảo hộ quyền tác giả lâu dài hơn là Berne (tức là hơn 50 năm), nếu muốn. Vậy việc luật VN bảo hộ quyền tinh thần vô thời hạn không có gì là trái Berne cả! Do đó ta phải theo luật VN, không được chế tác các bản nhạc của người đã mất.

Cú huých cuối cùng

Bên A – ông Cù Huy Hà không còn đưa ra thêm lời phản biện nào nữa. Cuộc debate đi đến hồi kết với phần thắng thế thuộc về bên B – ca sĩ Mỹ Linh cùng ê-kíp của mình.

Kết luận


*
Ca sĩ Mỹ Linh cùng ê-kíp Chat với Mozart. Ảnh: Mylinh.me

Như vậy có thể thấy, ca sĩ Mỹ Linh và ê-kíp của mình đã không làm sai trình tự và pháp luật. Việc ra CD này hoàn toàn tích cực về ý nghĩa nghề nghiệp cũng như góp phần vào việc giới thiệu âm nhạc kinh điển của thế giới với giới trẻ.

Qua vụ việc này, một số bất cập về Quyền nhân thân trong Luật SHTT Việt Nam được lộ rõ. Luật quy định không cho phép những thay đổi “gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả”. Tuy nhiên, như thế nào là gây phương hại cho tác phẩm thì lại là môt điều khá khó để xác định.