NGƯỜI ẤY THƯỜNG HAY VUỐT TÓC TÔI

T.T.Khlà bút danh của mộtnhà thơẩn danh trongphong trào Thơ mới(1930–1945), là tác giả bài "Hai sắc hoa Ti-gôn" nổi tiếng.

Bạn đang xem: Người ấy thường hay vuốt tóc tôi

Nhiều người đã suy đoán lai lịch thật của T.T.Kh nhưng chưa có giả thuyết nào thuyết phục được công chúng

*

Tháng 7năm1937, tuần báoTiểu thuyết thứ BảyởHà Nộiđăng truyện ngắn "Hoa Ti gôn"củanhà vănThanh Châu. khoảng 2 tháng sau, thì"tòa soạn nhận được một phong bì dán kín do một thiếu phụ trạc 20 tuổi, dáng bé nhỏ, thùy mi, nét mặt u buồn mang đến gửi cho chủ bút tờ báo trên, trong ấy chỉ vỏn vẹn có bài thơ 'Hai sắc hoa ti gôn', dưới ký tên là T.T.Kh...Có thể nói đây là lần duy nhất người thiếu phụ ấy xuất hiện".Nguyên văn bài thơ như sau:

Một mùa thu trước, mỗi hoàng hônNhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồnNhuộm ánh nắng tà qua mái tócTôi chờ người đến với yêu đươngNgười ấy thường hay ngắm lạnh lùngDải đường xa vút bóng chiều phongVà phương trời thẳm mờ sương cátTay vít dây hoa trắng chạnh lòngNgười ấy thường hay vuốt tóc tôiThở dài trong lúc thấy tôi vuiBảo rằng: hoa giống như tim vỡAnh sợ tình ta cũng vỡ thôiThuở đó nào tôi đã hiểu gìCánh hoa tan tác của sinh lyCho nên cười đáp: Màu hoa trắngLà chút lòng trong chẳng biến suyĐâu biết lần đi một lỡ làngDưới trời đau khổ chết yêu đươngNgười xa xăm quá, tôi buồn lắm!Trong một ngày vui pháo nhuộm đườngTừ đấy thu rồi, thu lại thuLòng tôi còn giá đến bao giờChồng tôi vẫn biết tôi thương nhớNgười ấy, cho nên vẫn hững hờTôi vẫn đi bên cạnh cuộc đờiÁi ân lạt lẽo của chồng tôiMà từng thu chết, từng thu chếtVẫn giấu trong tim bóng một ngườiBuồn quá! Hôm nay xem tiểu thuyếtThấy ai cũng ví cánh hoa xưaNhưng hồng, tựa trái tim tan vỡVà đỏ như màu máu thắm phaTôi nhớ lời người đã bảo tôiMột mùa thu trước rất xa xôiĐến nay tôi hiểu thì tôi đãLàm lỡ tình duyên cũ mất rồiTôi sợ chiều thu phớt nắng mờChiều thu, hoa đỏ rụng chiều thuGió về lạnh lẽo, chân mây trắngNgười ấy sang sông đứng ngóng đòNếu biết rằng tôi đã lấy chồngTrời ơi, người ấy có buồn không?Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡTựa trái tim phai, tựa máu hồng

*

Sau khi bài thơ được đăng, sự việc trở nên rắc rối là vì một vài nhà thơ đương thời nhưNguyễn Bính,Thâm Tâmđã sáng tác các bài thơ hưởng ứng, trong đó thầm thố lộ rằng mình có biết, thậm chí có "dính líu tình cảm với người này" từ trước (xem "Cô gái vườn Thanh" củaNguyễn Bính, "Màu máu Ti gôn" củaThâm Tâm).

Xem thêm: Mách Nàng Cách Mặc Đẹp Chân Váy Mùa Đông Đẹp Chân Váy Trong Mùa Đông

Và kể khi ấy, những lời đồn đại về T.T.Kh càng nhiều, và càng có thêm nhiều dị bản

Các bài thơ của T.T.Kh và sự bí ẩn của tác giả đă từng gây xôn xao dư luận một thời. Những điều đó cũng tạo cảm hứng cho nhiều nhà văn, nhà thơ sáng tác những tác phẩm hưởng ứng nối tiếp. Các bài thơ của T.T.Kh cũng được vài nhạc sĩ phổ nhạc, như bài "Hai sắc hoa Ti-gôn" được NSTrần Trịnh(phổ nhạc năm1958) và NSAnh Bằngphổ nhạc

T.T.Kh chỉ đăng trên tờTiểu thuyết thứ Bảycó 3 bài thơ, đó là:

"Hai sắc hoaTi-gôn" (đăng ngày23 tháng 9năm1937)"Bài thơ thứ nhất" (đăng ngày23 tháng 11năm1937)"Bài thơ cuối cùng" (đăng ngày30 tháng 10năm1938)