Ăn Khế Trả Vàng

Truyện cổ tích Cây khế – bài học về đạo đức

Truyện cổ tích Cây khế (hay còn gọi truyện Ăn khế trả vàng) là bài học về tình cảm gia đình, khuyên nhủ chúng ta tránh xa những thói xấu tham lam, ích kỷ.

Bạn đang xem: Ăn khế trả vàng

Hãy chăm chỉ làm việc để có cuộc sống tốt đẹp hơn từ chính sức lao động chân chính của mình.

Tục ngữ có câu “tham thì thâm” chính là như vậy.

Truyện này có nhiều vùng kể khác nhau, ở miền Nam có thêm chi tiết chim tham ăn, nên chim cũng chết, giống như truyện Trung Quốc.

Theo Nguyễn Văn Ngọc trong “Truyện cổ nước Nam”, chim không đưa người em ra hải đảo, mà nhả ngay từ trong mồm ra thành hoa bạc, quả vàng. Truyện Sự tích cây khế dưới đây dựa theo chuyện kể phổ biến ở miền Bắc và miền Trung.

1. Hai anh em phân chia tài sản

Ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ đều chết sớm. Họ ở chung với nhau một nhà. Người anh tính nết tham lam, còn em đang ít tuổi có phần khờ dại. Được ít lâu, người anh lấy vợ. Chị vợ chẳng những cũng tham lam như chồng mà lại còn thêm độc ác. Không muốn cho em ở chung với mình, hai vợ chồng quyết định chia gia tài, lấy có rằng để ai lo phận nấy.

Khi chia của, họ chiếm hết tài sản quý giá mà cha mẹ để lại, chỉ cho em một gian nhà nhỏ và một mảnh vườn, trong đó cây khế ngọt. Người em vẫn không chút phàn nàn, chăm chỉ làm thuê làm mướn nuôi thân.

Xem thêm: Cách Xóa Dung Lượng Ảo Trên Iphone, Giải Phóng Bộ Nhớ Iphone

*
Ăn khế trả vàng

2. Người em và con chim lạ trong truyện cổ tích Cây khế

Cây khế trong vườn anh mỗi ngày một cao lớn, cành lá sum sê, rợp cả một góc vườn. Mùa ấy khế bỗng nhiên trĩu quả, anh càng chăm nom bón gốc cho khế.

Một hôm, tự nhiên có một con chim phượng hoàng<2> đến đậu trên cây khế, ăn hết quả này sang quả khác. Anh thấy vậy, ra ngồi dưới gốc cây vừa khóc vừa nói với chim rằng:

– Cơ nghiệp tôi chỉ có mỗi cây khế đó thôi, chim ăn hết tôi biết trông cậy vào đâu?

Chim phượng hoàng nghe nói bảo rằng:

Ăn một quả,Trả cục vàng,May túi ba gang,Mang đi mà đựng.

Mấy hôm sau, chim lại đến ăn; anh không buồn rầu nữa mà yên tâm chờ đợi. Đến ngày nọ khi anh đã may túi sẵn sàng, chim phượng hoàng liền bay xuống xòe cánh, đỡ anh lên lưng và vút một cái, bay ra biển lớn, qua bao quãng đường bát ngát bao la, đưa anh đến một nơi hải đảo<1> xa xăm, đầy bạc vàng châu báu. Anh bàng hoàng như lạc vào động tiên, cái gì cũng đẹp. Nghe lời chim dặn, anh chỉ bỏ bạc vàng vừa đầy túi ba gang, rồi lại lên lưng chim để trở về vườn cũ.

Từ đó, người em trở nên ấm no và có phần dư dật.

*
Truyện cổ tích Cây khế

3. Cái kết cho kẻ tham lam trong truyện cổ tích Cây khế

Người anh hỏi biết sự tình, bèn nằn nì với em xin đổi tất cả gia sản của mình để lấy mảnh vườn có cây khế ngọt. Người em thương anh nên cũng bằng lòng đổi. Đến mùa khế có quả, chim phượng hoàng lại đến ăn. Người anh xua đuổi ầm ĩ, chim bèn nói như trước rằng:

Ăn một quả,Trả cục vàng,May túi ba gang,Mang đi mà đựng.

Được lời, người anh may giấu một cái túi sáu gang. Rồi chim cũng chở anh đi đến nơi hải đảo đầy bạc vàng châu báu. Nhưng tính tham lam làm mắt anh hoa lên khi thấy hải đảo có nhiều của quý giá. Anh ta loay hoay mãi không biết nên lấy thứ gì, bỏ thứ gì. Khi nghe chim giục chở về, anh vơ bạc vàng cháu báu đầy ắp cái túi sáu gang, quấn vào ngang lưng, ngoài ra còn giắt thêm khắp người. Anh ta leo lên lưng chim, chim phải đập cánh ba lần mới lên nổi. Chim cố sức bay, đến giữa biển cả, vì nạng quá, suýt đâm nhào xuống nước mấy lần.

Khi gần đến đất liền, chim lảo đảo, nghiêng cánh, người anh mang cả túi vàng bạc rơi tõm xuống biển sâu và bị sóng cuốn đi mất tích.


Chú thích trong truyện Cây khế

Phượng hoàng: (có sách chép là chim đại bàng) là một thứ chim quý trong bốn loài vật quý (tứ linh) là : long (rồng), li (lân), quy (rùa) và phượng. Đây là thứ chim có tính chất thần thoại tiêu biểu cho việc tốt lành.Hải đảo: ngoài biển