TỰ MAY QUẦN ÁO MẶC Ở NHÀ

Thời trang đồ bộ mặc nhà của chị em không chỉ đa dạng về thiết kế, mẫu mã mà cả về chất liệu hay màu sắc,… cũng có muôn vàn loại khác nhau. Giá của một bộ đồ thì cũng có nhiều loại, từ mấy chục cho đến mấy trăm ngàn, đến cả tiền triệu cũng có.

Chính vì thế mà có rất nhiều chị em muốn tự học cách để cắt may cho bản thân mình một bộ đồ mặc nhà. Vừa tiết kiệm, lại có thể thể hiện được sự “nữ công gia chánh” của chị em.

Bạn đang xem: Tự may quần áo mặc ở nhà

Cắt may đồ bộ mặc nhà không hề khó khăn như chị em vẫn nghĩ. Chỉ cần chuẩn bị đủ các vật liệu và các dụng cụ là bạn hoàn toàn có thể thỏa sức sáng tạo cho mình những bộ cánh xinh đẹp rồi.

*

Cùng myphamlilywhite.com học cách cắt may kiểu đồ bộ mặc nhà cao cấp

Nên may đồ bộ nữ bằng vải nào tốt?

Vải thun

Vải có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của trang phục. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại vải khác nhau. Tuy nhiên, vải thun hay còn được gọi là vải cotton là loại chất liệu được sử dụng nhiều nhất.

Vải thun có nhiều ưu điểm mà các loại vải khác không có như khả năng thấm mồ hồi, có độ bền cao, mặc rất thoải mái và mềm mại. Lại an toàn và không gây kích ứng với da.

Bên cạnh đó, mức giá thành của loại vải này cũng không quá đắt đỏ, phù hợp với túi tiền của nhiều chị em.

Vải Tole

Có thể nhiều chị em không biết nhiều về vải Tole vì tên gọi khá lạ. Tuy nhiên, chắc chắn ai trong số chúng ta cũng ít nhất 1 lần mặc chất liệu này. Vải tole được làm từ sợi lanh. Rất thích hợp để mặc vào mùa hè, những nơi có thời tiết nóng bức.

Vải tole có ưu điểm là ít nhăn, chịu được ẩm tốt, ngoài ra còn rất thoáng mát khi mặc. Đây cũng là loại vải dễ bảo quản, có thể giặt tay hay giặt máy đều được.

*

Đồ bộ myphamlilywhite.com chất Lụa Nhật cao cấp

Vải Đũi

Vải đũi hay vải linen là chất liệu rất tuyệt vời, được nhiều chị em yêu thích. Đây là loại vải được dệt từ sợi lanh, nhuộm màu bằng mặc nưa. Vải linen rất thoáng mát và mềm mại. Khi mặc không hề bị nóng hay bí bức.

Vải Phi Lụa

Loại vải cuối cùng là vải phi lụa. Đây là loại vải được sử dụng khá nhiều trong thị trường thời trang mặc nhà. Vải phi lụa thấm mồ hôi rất tốt, ngoài ra còn có được vẻ đẹp của vải lụa, bề mặt vải có lớp bóng tự nhiên, nhìn rất sang trọng.

Vải phi lụa có khả năng co giãn khá ổn. Mức giá thành cũng không quá cao. Chị em có thể cân nhắc đến chất liệu này để may cho mình những bộ đồ mặc nhà thoải mái nhất.

Công thức cắt may đồ bộ cơ bản

May đồ bộ mặc nhà tuy không khó nhưng các bạn cần đo các kích thước một cách chuẩn chỉ và bài bản. Nếu không chắc chắn sẽ không thể hoàn thành sản phẩm được. Dưới đây là công thức cắt may đồ bộ cơ bản mà các bạn có thể tham khảo:

Các cách đo kích thước cơ thể:

- Đo eo: Dùng thước dây mềm đo kích thước vòng eo. Tùy từng người sẽ có số đo khác nhau. Ví dụ hôm nay của myphamlilywhite.com là 88cm.

- Đo kích thước vòng mông: Đo phần mông to nhất (70cm)

- Đo kích thước hạ gối: Từ eo đến đầu gối (55cm)

- Đo chiều rộng của đầu gối: Dùng thước đây đo quanh đầu gối, thêm một chút số để sao cho thoải mái nhất (38cm)

- Chiều rộng của ống quần: Tùy chọn (20cm)

- Chiều dài quần: Đo từ phần eo đến gót chân ( tùy từng người, khoảng 95cm)

Công thức may đồ bộ mặc nhà và bản vẽ rập chi tiết

Chuẩn bị các vật liệu cần thiết:

- Chuẩn bị vải

- Thước các loại, giấy rập, phấn,…

- Máy may

- Chọn màu chỉ phù hợp với màu vải

Cách vẽ rập chi tiết:

Với rập may, các bạn hoàn toàn có thể mua sẵn ở trên mạng. Nếu không, các bạn cũng có thể tự vẽ bản rập rất nhanh chóng như sau:

- Với quần: các bạn gập mảnh vải làm đôi. Sau đó xác định biên vải B1, rồi thực hiện vẽ đường may BB1. Đường may sẽ cách mép vải khoảng 3cm.

- Xác định chiều dài của quần (AB = khoảng 95cm). Kẻ đường thẳng để xác định rồi vẽ A1 với khoảng cách khoảng 3cm để làm phần chun quần.

- Sau khi đã xác định được A, các bạn có thể xác định được điểm hạ gối D với khoảng cách 55cm. Lưu ý D sẽ song song với A.

Xem thêm: 30+ Máy Xúc Hình Ảnh Miễn Phí, 7000+ Máy Xúc & Ảnh Máy Bay Miễn Phí

Bản rập chi tiết các phần:

Lưu ý để lại khoảng cách 2cm để làm đường may. Đầu tiên chúng ta sẽ xác định điểm C để may phần hông và mông quần.

Từ C, kẻ CC1=(M/4+10)-4=28 cm Sau khi xác định được C1, lùi lại 3cm để có đường C1C2

Vẽ đường chính trung:

- Chia đôi CC1 sẽ được CC3= 12.5cm

- Vẽ đường song song thẳng với C3, cách đều với đường thẳng AB. Khi đó ta sẽ được đường chính trung.

Vẽ đường ngang eo:

- Với đường ngang eo, AA3=CC2-2cm

- Lùi lại từ A 2cm, nối A4C, vẽ cong khoảng 0,5cm sẽ được đường đáy A3C2

Vẽ ngang gối, ngang ống

Xác định đường ngang gối bằng cách chia đôi DD2=19cm. Khi đó DD3-D3D2.Xác định chiều rộng ống BB2=20cm. Nối BB3=B3B2.

Vậy là các bạn đã có thể hoàn thành bản vẽ rập cho chiếc quần của mình rồi đó. Các bước tiếp theo của bạn cực đơn giản. Hãy đo và cắt theo những kích thước và đường chúng ta đã vẽ thôi.

*

Cách may quần

Với phần áo:

- Xác định đường gấp biên cho phần vải may áo. Chúng ta sẽ lấy phần biên khoảng 2 - 3 cm.

- Đặt nếp gấp quay vào thân người của bạn. Từ đai áo, các bạn sẽ vẽ một đường ngang, khi đó sẽ xác định được điểm A1.

- Xác định độ dài áo từ điểm A, với khoảng cách 60cm. Ta có AB=60cm.

- Chờm vai BC=4cm

- Chiều rộng vai áo CC1=19cm

- C1C2= 3cm. Kích thước này có thể thay đổi dựa trên chiều rộng của vai của bạn.

- Hạ nách C2D2=19cm

- Hạ eo CE=36cm

- Cổ áo CC3=10cm

- Hạ cổ CC4=4-9cm

- Đường ngang ngực DD3=21cm

- Ngang eo EE1=20cm

- Ngang mông AA2=M/4+3. Thông thường vào khoảng 2-4cm.

Vẽ pep áo:

Đây là bước rất quan trọng khi cắt may một chiếc áo. Các bạn nên thức hiện cắt phần thân áo rồi mới vẽ pen sẽ dễ và chính xác hơn. Tùy theo bạn có muốn mặc áo rộng hay ôm. Nếu muốn mặc rộng thì may mà muốn mặc ôm thì không may.

Vẽ thân trước áo cổ tim:

Với bản vẽ như hình, các bạn chỉ cần đặt lên giấy rồi cắt theo là ổn. Rất đơn giản, không hề yêu cầu gì nhiều. Các bạn cũng nên lưu ý hai bên áo sẽ có một số phần khác nhau như cổ áo, hạ cổ, phần nách áo hay đầu pen,…

*

May thân áo

Vẽ cổ áo:

- Từ đầu vai, các bạn sẽ do chéo đến mép vải khoảng 19cm.

Vẽ nách áo:

Phần nách áo ở thân trước sẽ khoét sâu hơn nách ở thân sau.

Vẽ lai áo

Phần lai áo này sẽ có sự thay đổi tùy theo từng dáng người khác nhau. Thông thường thì sa vạt sẽ có kích thước khoảng 1 cm.

Tuy nhiên, nếu như bạn may áo cho người có bụng to thì nên tăng kích thước lên khoảng 2-3 cm. Với những người bị gù, lưng cong thì sa vạt ở phần thân sau sẽ dao động 1-2cm.

Các số đo trong bản hướng dẫn này có thể thay đổi tùy thuộc vào kích thước cơ thể của bạn. Phần tay áo nếu bạn thích mặc áo dài tay có thể để dai hay ngắn tùy thích.