Cảm Ơn Đời Mỗi Sáng Mai

Chính trị Mặt trận Xã hội Kinh tế Tiếng dân Văn hóa Thể thao Pháp luật Quốc tế Sức khỏe Khoa học
*

Hoan hô Kahlil Gibran đã nhắc nhở chúng ta cần biết ơn cuộc đời đã cho ta mỗi năm 365 buổi sáng vui, 365 buổi sáng đẹp để yêu thương nữa, yêu thương mãi.

Bạn đang xem: Cảm ơn đời mỗi sáng mai

Biết ơn Kahlil Gibran vì ông đã dạy chúng ta cách nhìn nhận cuộc sống một cách yêu đời, lạc quan, vui thích mỗi khi nhìn thấy vừng đông hửng sáng.

Cùng trách nhiệm giáo dục cái thế giới quan yêu thương, yêu đời, yêu người cho con người vốn dĩ có nhiều vất vả cực nhọc để mưu sinh hàng ngày, để chống chọi với thiên tai, với đói nghèo, với thất nghiệp nhưng lòng lúc nào cũng phải can đảm vững vàng, tâm lúc nào cũng phải bình an, nhà thơ lớn nước Pháp Paul Éluard đã viết: “Dù cuộc đời có xảy ra chuyện gì đi nữa, ta vẫn phải giữ vững ước mơ”.

Theo Từ điển tiếng Việt thì: “Yêu là: 1/ Có tình cảm dễ chịu khi tiếp xúc với một đối tượng nào đó, muốn gần gũi và thường sẵn sàng vì đối tượng đó mà hết lòng. Thí dụ: Mẹ yêu con. Yêu nghề. Yêu đời. Trông thật đáng yêu. Yêu nên tốt, ghét nên xấu (ca dao). 2/ Có tình cảm thắm thiết dành riêng cho một người khác giới nào đó, muốn chung sống và cùng nhau gắn bó cuộc đời. Thí dụ: Người yêu xinh đẹp. “Những là trộm dấu thầm yêu” (Nguyễn Du)”. Còn: “Thương là: 1/ Có tình cảm gắn bó và thường tỏ ra quan tâm săn sóc. Thí dụ: Mẹ thương con. “Thấy anh em cũng muốn thương/ Sợ anh đã có tơ vương chốn nào” (ca dao). 2/ Cảm thấy đau đớn, xót xa trong lòng trước cảnh ngộ không may nào đó. Thí dụ: Động lòng thương cảnh mẹ góa con côi. “Vì nàng nghĩ cũng thương thầm xót xa” (Nguyễn Du).Quý hóa thay hai chữ “yêu thương” mà cuộc đời đã ban cho chúng ta mỗi sớm mai thức giấc, vì nếu chúng ta biết cho yêu thương và biết nhận yêu thương thì cuộc đời ta đã quá viên mãn, quá hạnh phúc rồi.

Thấm nhuần lời dạy của Kahlil Gibran và Paul Éluard khi chúng ta bước vào thế kỷ XXI thì sự yêu thương mỗi buổi sáng thức giấc có gì khác những ngày xưa cũ không? Câu trả lời là: “Không và Có, hoặc Có và Không”.

Đễ thuận tiện trong việc diễn đạt, tạm chia sự Yêu thương làm 2 nhóm: 1/ Yêu thiên nhiên tươi đẹp, yêu quê hương nơi ta đã được sinh ra, yêu quê cha đất tổ, yêu Tổ quốc mình. 2/ Yêu những người chung sống quanh ta: gia đình, họ tộc, hàng xóm, đồng nghiệp, cộng đồng nơi ta làm việc, nơi ta sinh hoạt...

Trong việc rèn luyện tình cảm yêu thương quê hương đất nước cần nhớ lời dạy của nhà bác học Francis Bacon (1561 – 1626): “Lòng yêu đất nước nẩy sinh từ những tình cảm gia đình”. Đã 400 năm trôi qua nhưng lời dạy của Bacon vẫn soi sáng đến mãi mãi, vì gia đình chính là tế bào tạo nên quê hương, đất nước. Gia đình hạnh phúc sẽ tạo nên xã hội tốt đẹp, văn minh. Vì vậy, yêu quý và bảo vệ đất nước cũng chính là yêu quý và bảo vệ cho từng gia đình sống trong đất nước đó. Đất nước Việt Nam ta trải qua các cuộc kháng chiến gian khổ, biết bao thanh niên đã từ biệt cha mẹ, từ biệt gia đình ra đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc chính là vì các anh hùng, các liệt sỹ, các cựu chiến binh đó đã ý thức được mối quan hệ giữa gia đình và Tổ quốc. Tổ quốc mà không có Độc lập, Hòa bình thì gia đình có còn được tồn tại và phát triển hay không. Vì thế trong thời chiến cũng như trong thời bình, mỗi con người, mỗi gia đình đều phải tuân theo nhiệm vụ mà đất nước yêu cầu, phải tuân theo những quy định, luật pháp mà đất nước đòi hỏi. Đúng như nhà triết học thiên tài người Đức (nước Đức là một đất nước luôn dẫn đầu về triết học, khoa học kỹ thuật và kinh tế thế giơi), ông Richard Wagner (1813 – 1883) đã viết: “Lòng yêu đất nước cũng buộc ta phải tôn trọng trật tự công cộng, luật pháp và những quy định của quốc gia”.

Xem thêm: Tiểu Sử Ca Sĩ Noo Phước Thịnh Vực Dậy Sau Khủng Hoảng, Muốn Lấy Vợ Sinh Con

Trong đại dịch Covid-19 đang diễn ra, cũng nhờ có lòng yêu nước, nhờ có việc toàn dân Việt Nam đồng lòng tuân theo các quy định của nhà nước mà đại dịch được đẩy lùi trong giai đoạn trước và chắc chắn cũng sẽ thành công trong những ngày sắp tới.

Trở lại với câu hỏi: Lòng yêu quê hương đất nước trong thế kỷ XXI với ánh sáng của khoa học kỹ thuật và đạo đức công dân thì có gì khác so với những thời kỳ trước? Trả lời: Đòi hỏi cao hơn trước vì có nhiều khó khăn hơn trước, đó là: thiên tai ngày càng nhiều hơn, dày đặc hơn với những bão, lũ lụt, nước biển dâng, cháy rừng, ô nhiễm môi trường, rác thải dân sinh và công nghiệp gây ô nhiễm toàn thể các vùng địa lý và khu vực dân cư.

Như vậy, việc chấp hành mọi quy định của Nhà nước về chống ô nhiễm môi trường và chống hủy hoại môi trường tự nhiên bao gồm cả động vật, thực vật phải nghiêm ngặt hơn trước. Ai muốn sống trong hòa bình và ổn định thì phải biết yêu quý môi trường mình đang sống và chấp hành mọi quy định về bảo vệ môi trường ấy. Tác giả Silvio pellico đã rất có lý khi ông viết: “Chỉ có những ai hiểu rõ và yêu quý các bổn phận của mình và tự mình phải làm cho trọn vẹn các bổn phận ấy mới là người yêu nước chân chính”. Thấm nhuần lời dạy của Silvio pellico ta càng thấm thía cái logic của tư duy, đó là: quyền lợi gắn với nghĩa vụ, nhân gắn với quả của lòng yêu nước và giữ cho đất nước tươi đẹp.

Việt Nam ta cũng có câu ca dao “Ở đời chuộng của chuộng công” chính là muốn nói đến cái việc góp của góp công của mỗi người công dân khi đất nước gặp khó khăn.

Để khép lại phần 1 của sự “yêu thương” mà con người chúng ta mỗi sớm mai thức dậy là lòng yêu quê hương đất nước, yêu Tổ quốc, yêu quê cha đất tổ vốn được nằm sẵn trong trái tim mỗi người công dân chúng ta, nhà đại văn hào François Coppée (1842 – 1908) đã nhận xét: “Tình yêu Tổ quốc, ngươi đang sống trong tất cả mọi trái tim con người”. Hoan hô François Coppée về lời nhận xét đầy nhân văn, đầy tình người của ông.

Sang đến phần “yêu thương những người sống quanh ta” thì rất sôi nổi, rất phong phú, rất xúc tích, rất tế nhị nhưng cũng rất phức tạp. Thôi thì cứ nêu ra những lời hay ý đẹp cốt sao động viên được cuộc sống con người.

Trước hết, theo đúng bản năng sinh tồn của các loài sinh vật, cộng thêm hàng ngàn năm phát triển của loài người, cộng thêm hàng trăm năm phát triển của khoa học kỹ thuật cả về tự nhiên và xã hội, thì có thể khẳng định: “Đã là con người ai cũng có nhu cầu yêu thương (Love) và được yêu thương (Be love)”.

Bậc thầy Benjamin Dísraeli (1804 – 1881) đã có tổng kết thiên tài: “Tất cả chúng ta đều được sinh ra đẻ yêu thương. Đó là nguyên lý của cuộc sinh tồn và cũng là cứu cánh duy nhất vậy”.

Chẳng phải lý luận cao siêu gì, cứ đặt ra vấn đề đơn giản, thí dụ: Nếu không lấy vợ, lấy chồng, sinh con đẻ cái thì nhân loại chắc đã diệt vong từ lâu rồi. Đến nay (năm 2020) nhân loại đã đạt gần 8 tỷ người, nhưng trong từng nước, từng vùng lãnh thổ, từng quốc gia, từng gia đình người ta vẫn lo đến nạn vô sinh, đẻ ít, không chịu đẻ... sẽ dẫn đến nhiều tai hại. Đó là: Dân số già quá lấy đâu ra sức lao động để sản xuất, để trồng lúa, nuôi gia súc... Ai cũng cứ tưởng máy móc có thể thay thế con người, nhưng không đúng. Ở nhiều nước chính phủ phải cho thêm tiền trợ cấp, cho phụ nữ nghỉ đẻ dài ngày, cho chồng nghỉ để chăm con mới đẻ... Thế mà dân số vẫn teo tóp, người ta vẫn không muốn đẻ vì không muốn vất vả.

Thôi thì nghĩ đi, nghĩ lại, ta lại yêu thương, lại sinh con đẻ cái, lại làm việc vất vả, lại “vội vã trở về, vội vã ra đi”! Nhưng không sao, bù lại ta có gia đình hạnh phúc, trong ấm ngoài êm, trên kính dưới nhường... có phải tốt đẹp không. Đúng như một nhà thơ ở thế kỷ trước đã viết: “Người với người, sống để yêu nhau”!