Bài Hát Em Đi Làm Tín Dụng

Tính đến nay, ca khúc “Em đi làm tín dụng” (1971) của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã gắn bó với những người làm ngân hàng được đúng 45 năm. Từng có những cuộc thi, hay vận động sáng tác bài hát về ngành Ngân hàng, nhưng vẫn chưa có tác phẩm nào vượt trội và thay thế được ca khúc này. Người ta còn nói “Em đi làm tín dụng” có thể gọi là nhạc khúc “Ngân hàng ca” quả có lý…

Có những cơ duyên dẫn tới thành công của bài hát “Em đi làm tín dụng” mà chính nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý cũng không ngờ tới. Nguồn cảm hứng sáng tác khởi đầu chính là hình ảnh và công việc của người làm ngân hàng đã thôi thúc ông. Đầu tiên là mối quan hệ tình bạn thân thiết giữa nhạc sĩ với ông Trần Dương, một cán bộ cao cấp của ngành Ngân hàng.

Bạn đang xem: Bài hát em đi làm tín dụng

Hai người rất nể trọng nhau và thường gần gũi hàng ngày trong những năm tháng trước đó. Để đền đáp ân tình này mà nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý có ý định sáng tác một ca khúc về đề tài ngân hàng ngỡ như hết sức khô khan.

Thay mặt Ban Tổng giám đốc NHCSXH, Phó tổng giám đốc Võ Minh Hiệp đã đến thăm hỏi và động viên nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đang sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh

Cơ duyên thứ hai là khi nhạc sĩ được gặp gỡ và trò chuyện với một nữ nhân viên làm tín dụng, người dân tộc Tày do chính ông Trần Dương giới thiệu. Ngoài những câu chuyện về công việc của những người đi làm tín dụng phục vụ những người nghèo, đem lại những lợi ích thiết thực cho đời sống, thì hình ảnh của cô gái người dân tộc hồn nhiên và say mê với công việc đã tạo hình tượng chính và trở thành tứ sáng tạo cho nghệ sĩ khá đặc sắc.

Nhưng có lẽ còn một cơ duyên thứ ba, hết sức tự nhiên, chính là sự vận dụng âm hưởng dân ca của nhạc sĩ vào tác phẩm mà ông đã nghiên cứu và tích lũy trong hàng chục chuyến đi thực tế. Sự vận dụng này đã phần nào thể hiện khá thành công ở ca khúc “Bài ca năm tấn” (1967).

Nhưng dấu ấn dân ca bài hát “Em đi làm tín dụng” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý mới là bản lề chuyển đổi phong cách âm nhạc dân gian của Nguyễn Văn Tý. Bởi trước đó với ông là một phong cách lãng mạn và nổi tiếng với những ca khúc như “Dư âm”, “Mẹ yêu con”, hay “Mùa hoa nở”… Còn sau “Em đi làm tín dụng” đậm chất dân ca Tây Bắc, nhạc sĩ có một loạt bài gây ấn tượng mạnh mẽ.

Đó là những tác phẩm rất thành công, với phong cách đậm bản sắc dân ca truyền thống và được phổ cập rộng khắp như: “Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa” (1973); “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh” (1974); Hoặc đó là “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ” (1976); hay “Dáng đứng Bến Tre” (1980)…

Riêng ca khúc “Em đi làm tín dụng” có những nét đặc sắc mà ít những ca khúc khác có được. Đó là sự hòa hợp nhuần nhuyễn giữa giai điệu và lời ca. Hình ảnh và lời ca hết sức mộc mạc chân tình.

Xem thêm: Hương Giang Làm "Người Yêu" Tuấn Trần Và Hương Giang, Hương Giang Làm Người Yêu Tuấn Trần

Trước đó chưa có nhạc sĩ nào đưa được hình ảnh và ngôn ngữ nói đời thường vào ca khúc như “đàn lợn béo”, “trồng thêm lúa thêm khoai” hay “tiền Chính phủ cho bản làng vay đủ”… Những âm vận khó mang tính thanh nhạc. Vậy mà nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã bằng âm hưởng dân ca Tây Bắc đã hát lên được một cách ngọt nhất. Một cách truyền đạt và vận dụng thông tấn về chính sách của Đảng và Nhà nước một cách hết sức tự nhiên bằng âm nhạc.

Bài hát này ngay lập tức gây ấn tượng với bạn nghe đài ngày đó qua giọng hát trẻ trung của ca sĩ Thúy Hà. Bài hát nghe sinh động và dễ thuộc với những lời ca giản dị: “Trải mấy năm qua, em đi làm tín dụng. Làm tín dụng… Mùa xuân đã tới tiếng sáo ai bay bổng giữa trời. Lòng em vẫn nhớ tiếng sáo anh bay bổng giữa trời”.

Sau này không ít ca sĩ đã biểu diễn xuất sắc bài hát này như: NSND Thanh Hoa, NSƯT Thanh Thúy, ca sĩ Đông Đào, Diễm Sơn… Mỗi người một vẻ nhưng đều thể hiện được cái chất trong sáng, hồn nhiên của ngôn ngữ âm nhạc dân gian Tây Bắc.

Hơn nữa, sức sống của bài hát có tính dự báo cho một tương lai tươi sáng về chính sách của Đảng và Chính phủ nhằm nâng cao cuộc sống người nghèo và sự phát triển dân sinh xã hội. Chính vì lẽ đó mà bài hát này đã mang tính truyền thống ghi dấu ấn sâu sắc về hình ảnh của những người làm tín dụng trong ngành Ngân hàng.

Hình ảnh người đi làm tín dụng cho đến nay vẫn còn hiển hiện trên khắp mọi miền quê thực hiện chính sách xóa nghèo của Chính phủ đã đề ra từ nửa thế kỷ qua. Dường như công việc của những người làm tín dụng chẳng hề khác cái ngày xưa là mấy. Họ gánh những hòm tiền đến những vùng cao xa xôi cùng với những lời ca mà họ mang trong tâm hồn mình đã bao năm qua.

Những điệp khúc hồ hởi thường vang lên: “Ơ...ớ…ơ này chim hãy hót lên đi cho tiếng lòng ta vui hát với. Bản làng luôn vẫn nói đến công ơn Đảng, ơn Chính phủ. Đã giúp ta xây lại cuộc đời”. Và mỗi bước chân băng qua ghềnh đá, lội qua con suối cho dù đau buốt hay lạnh giá, nhưng con tim của người làm tín dụng vẫn lâng lâng với cảm xúc của chính mình mà bài hát đã gắn bó bao năm qua.

Bằng một giai điệu chân quê, hình ảnh tươi đẹp “em mang tiền Chính phủ, cho bản làng vay đủ”, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã thể hiện chân dung cao đẹp của người cán bộ tín dụng năm xưa. Những người đã vượt bao khó khăn gian khổ để đem niềm hy vọng đổi đời cho những người nghèo, với mong ước: “Đường bản làng đã mở to hơn. Ai xây nên mái ngói đỏ như son”.

Bài hát đã sống cùng thời gian, đi cùng năm tháng. Hình ảnh “sương đêm chưa tan mà người cán bộ đã lên đường” cho đến nay vẫn còn sức sống. Họ đã đem niềm vui đến những nơi xa xôi nhất, hiểm trở nhất và cũng là nghèo nhất… để góp phần cho “nhiều người đắp được nhiều mương nhỏ. Bông lúa chắc đều hạt ngô thắm nở…”. “Mùa xuân đã tới tiếng sáo ai bay bổng giữa trời. Lòng em vẫn nhớ tiếng sáo anh bay bổng nhắn lời…”. Chính nhờ những “bước chân cán bộ” như thế đã góp phần làm mới bộ mặt nông thôn từng ngày từng giờ hôm nay…