Thanh Toán Trên 20 Triệu Đồng Phải Chuyển Khoản

Thanh toán bằng tiền mặt trên 20 triệu có được chấp nhận không? Công ty trả tiền mua hàng hóa giá trị trên 20 triệu bằng tiền mặt có được không? Hóa đơn trên 20 triệu, một nửa thanh toán tiền mặt có được không?


Quy định về thanh toán không dùng tiền mặt được áp dụng từ đầu năm 2009, việc chuyển khoản qua ngân hàng thương mại đối với các hóa đơn có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên đã được các quy định của pháp luật áp dụng khi mua bán hàng hóa và dịch vụ.

Bạn đang xem: Thanh toán trên 20 triệu đồng phải chuyển khoản

Trước đây, chúng ta có Thông Tư số 129/2008/TT-BTC quy định việc thanh toán không dùng tiền mặt cho các hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên hoặc tổng các hóa đơn trong cùng 1 ngày có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên trong trường hợp cùng một người bán hàng mới được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại: 1900.6568


Mục lục bài viết


1. Thanh toán trên 20 triệu không được dùng tiền mặt:

Theo qui định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi số 32/2013/QH13 doanh nghiệp được trừ khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng điều kiện: 

“b. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.”

Thông tư số 78/2014/TT-BTC, quy định việc thanh toán không dùng tiền mặt cho các hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên hoặc tổng các hóa đơn trong cùng 1 ngày có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên trong trường hợp cùng một người bán hàng thì được phép tính vào chi phí hợp lý hợp lệ được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 1, Thông tư 173/2016/TT-BTC việc doanh nghiệp khi thanh toán không dùng tiền mặt mang lại những lợi ích sau:

– Khấu trừ số thuế GTGT đầu vào được ghi trên hóa đơn

– Được phép tính vào chi phí hợp lý hợp lệ được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp

Việc thanh toán hóa đơn trên 20 triệu và chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng mà doanh nghiệp đăng ký với cơ quan thuế để bảo đảm các quy định của pháp luật còn tài khoản chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn được khấu trừ nếu chứng từ đáp ứng đủ điều kiện theo quy định sau về việc thanh toán không dùng tiền mặt tức là tất cả các khoản chi của doanh nghiệp đều đáp ứng với các điều kiện sau đây:

+ Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật

+ Khoản chỉ có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

2. Hóa đơn trên 20 triệu, một nửa thanh toán tiền mặt có được không?

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư cho mình hỏi 1 hóa đơn hơn 20 triệu, nhưng thanh toán 1 phần bằng chuyển khoản còn 1 phần bằng tiền mặt thì phần thanh toán bằng chuyển khoản có được khấu trừ thuế hay không, với hóa đơn dưới 20 triệu khi thanh toán 1 phần qua chuyển khoản, 1 phần qua tiền mặt thì sao. Công ty mua hàng của hộ cá nhân, hóa đơn không thuế, trên 20 triệu thì có phải thanh toán bằng chuyển khoản không. Mình cám ơn Luật sư ạ?

Luật sư tư vấn

Với hóa đơn như trên, nhưng công ty bạn có tiến hành chuyển khoản vào tài khoản công ty khác với một phần số tiền. Theo đó thì Công ty bạn sẽ được khấu trừ thuế GTGT trên số tiền đã chuyển khoản và được tính vào chi phí được trừ tương ứng với số tiền đã chuyển khoản, chi phí được trừ khi tính thuế TNDN và phần còn lại không chuyển khoản tiền thuế GTGT không được khấu trừ bao gồm tiền hàng và tiền thuế GTGT, nếu cố tình đưa vào khấu trừ, trường hợp bị cơ quan thuế phát hiện có thể loại ra khỏi phần chi phí được trừ khi tính thuế TNDN là phần chưa chuyển khoản.

Đối với các hóa đơn có giá trị trên 20 triệu đồng, thì việc xác định số thuế GTGT được khấu trừ, phần chi phí được trừ khi tính thuế TNDN vẫn tương tự như phân tích ở trên. Công ty mua hàng của hộ cá nhân, hóa đơn không thuế, trên 20 triệu thì có phải thanh toán theo Điều 9 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định một số trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ có giá trị trên 20 triệu đồng không bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt như sau:

Đối với các trường hợp: Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra; mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công trực tiếp bán ra; mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra, mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt, mua đồ dùng, tài sản, của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp bán ra và dịch vụ mua của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh phải có chứng từ thanh toán chi trả tiền cho người bán và Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp kinh doanh ký và chịu trách nhiệm.

3. Thanh toán công nợ trên 20 triệu bằng tiền mặt được không?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi xin hỏi luật sư 1 vấn đề liên quan đến thuế: Năm 2014 công ty tôi làm có mua một lượng hàng của 1 công ty khác, trong thời gian hợp đồng công ty tôi đã trả 2/3 số công nợ. Đến cuối năm 2014 công ty kia tuyên bố giải thể, phá sản . Số công nợ còn lại thì phía công ty bên kia lấy bằng tiền mặt. Năm 2015 trên công nợ thuế vẫn treo công nợ của công ty tôi. Tôi muốn hỏi trong báo cáo năm 2015 tôi làm thanh toán công nợ cho công ty bằng tiền mặt có được không ạ? Số công nợ đó trên 20 triệu.

Luật sư tư vấn:

Theo qui định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi số 32/2013/QH13 doanh nghiệp được trừ khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng điều kiện: 

“b. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, về nguyên tắc đối với những hóa đơn mua hàng, dịch vụ có giá trị trên 20 triệu đồng thì bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên tại Điều 9 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định một số trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ có giá trị trên 20 triệu đồng không bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt như sau:

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

Đối với các trường hợp: Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra; mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công trực tiếp bán ra; mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra, mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt, mua đồ dùng, tài sản, của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp bán ra và dịch vụ mua của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh phải có chứng từ thanh toán chi trả tiền cho người bán và Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp kinh doanh ký và chịu trách nhiệm.

c) Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các khoản chi của doanh nghiệp cho việc: Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc, hỗ trợ phục vụ cho hoạt động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị – xã hội trong doanh nghiệp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này; cho việc thu mua hàng hóa, dịch vụ được lập Bảng kê quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.

Xem thêm: Đại Học Công Đoàn Điểm Chuẩn 2020, Điểm Chuẩn Trường Đại Học Công Đoàn Năm 2021

Luật sư tư vấn pháp luật thuế trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC Điều này được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào:

2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Như vậy, tùy thuộc vào loại hàng hóa công ty bạn tham gia mua bán thì sẽ xác định hình thức thanh toán bằng tiền mặt hay không và đối với các loại hóa đơn chứng từ yêu cầu không thể thanh toán bằng tiền mặt thì phải chuyển khoản nếu trên 20 triệu. Do đó, bạn cần xem trường hợp của công ty bạn có được thanh toán bằng tiền mặt hay không, nếu được thanh toán bằng tiền mặt thì việc bạn ghi trong báo cáo tài chính 2015 là hợp lệ.

1. Bên mua không thanh toán bằng tiền mặt với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ trên 20 triệu đồng

Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì khi bên bán xuất hóa đơn đầu ra trên 20 triệu đồng, bên mua sẽ không được thanh toán bằng tiền mặt mà phải sử dụng thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng thì mới được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

TạiKhoản 10, Điều 1, Thông tư số 26/2015/TT-BTCcó nội dung sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Thông tư số 219/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính đã đề cập tới vấn đề hóa đơn đầu vào trị giá trên 20 triệu đồng như sau:

Chỉ áp dụng khấu trừ thuế GTGT đầu vào khi các hóa đơn có trị giá trên 20 triệu đồng trở lên có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặtQuy định trên không áp dụng với các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.TạiKhoản 1, Điều 6, Thông tư số 78/2014/TT-BTC, khi hướng dẫn xác định các khoản chi được khấu trừ, Bộ Tài chính có quy định:

Các khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần trên 20 triệu đồng (có bao gồm thuế GTGT) phải có chứng cứ thanh toán không dùng tiền mặt thì mới được khấu trừ”Như vậy, căn cứ vào các quy định trên,bên mua muốn được áp dụng khấu trừ thuế GTGT và được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với các hóa đơn có giá trị trên 20 triệu đồng do bên bán xuất thì bên mua bắt buộc không được thanh toán bằng tiền mặt mà phải áp dụng thanh toán qua ngân hàng.

*

2. Quy định thanh toán với nhiều hóa đơn xuất cùng ngày có tổng trị giá trên 20 triệu đồng

Trường hợp nhiều hóa đơn xuất cùng một ngày, giá trị của mỗi hóa đơn đều dưới 20 triệu đồng, song giá trị tổng của các hóa đơn này lại lớn hơn 20 triệu đồng thì bên bán phải xử lý thế nào? Áp dụng cách thức thanh toán nào mới hợp pháp và đủ điều kiện khấu trừ?

Tại Điều 15, thông tư số 219/2013,Bộ Tài chính đã có quy định:

“Đối với các trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ nhiều lần trong cùng một ngày, dù giá trị của mỗi hóa đơn đều dưới 20 triệu đồng, song nếu giá trị tổng của các hóa đơn lớn hơn 20 triệu đồng thì bên mua chỉ được áp dụng khấu trừ thuế khi có chứng từ thanh toán tại ngân hàng”

Tức là, bên mua muốn được khấu trừ thì không được thanh toán bằng tiền mặt. Trường hợp này thì nhà cung cấp chính là người nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp tiến hành kê khai và nộp thuế.Tại Khoản 1, Điều 4, Thông tư số 96/2015/TT-BTC, Bộ Tài chính có quy định:

“ - Các khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần trị giá từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt để được hưởng khấu trừ;

- Với các trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà tới thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).

- Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

- Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị dưới 20 triệu đồng và có thanh toán bằng tiền mặt thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế”Như vậy, căn cứ vào các quy định trên thì các đơn vị kinh doanh khi mua hàng hóa dịch vụ của một nhà cung cấp, nếu phát sinh nhiều hóa đơn đầu vào xuất cùng một ngày, giá trị mỗi hóa đơn thấp hơn 20 triệu đồng, song giá trị tổng các hóa đơn lại đạt trên 20 triệu đồng thì buộc phải áp dụng thanh toán qua ngân hàng thì mới được hưởng khấu trừ thuế.

Trên đây, bài viết đã hướng dẫn tới quý doanh nghiệp quy định xuất hóa đơn đầu ra trên 20 triệu đồng và cách thức thanh toán để được hưởng khấu trừ.